Phần mềm excel quản lý ngành dịch vụ

Kết quả hoạt động dịch vụ thường không có hình thái hiện vật cụ thể, đa dạng về phương thức.
Tổ chức theo quy trình dịch vụ hoặc từng đơn hàng. Sản xuất và tiêu thụ thực hiện đồng thời.
Vì vậy, Excel Dịch Vụ cần chính xác, quản lý đầy đủ thông tin, tiền bạc và dữ liệu khách hàng.

Phần mềm excel quản lý kho bãi và vận tải

Hoạt động vận tải: Theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng đầu xe. Từng phương tiện.
Lịch trình, thời gian bảo dưỡng từng xe, chi phí từng lần sửa chữa. Lãi lỗ từng mảng kinh doanh.
Excel Kho Vận cần chi tiết, chính xác, quản lý và tập hợp chi phí được phương tiện, từng mảng.

Phần mềm excel quản lý kho bãi và vận tải

Hoạt động vận tải: Theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng đầu xe. Từng phương tiện.
Lịch trình, thời gian bảo dưỡng từng xe, chi phí từng lần sửa chữa. Lãi lỗ từng mảng kinh doanh.
Excel Kho Vận cần chi tiết, chính xác, quản lý và tập hợp chi phí được phương tiện, từng mảng.

Phần mềm excel quản lý ngành sản xuất sản phẩm

Sản xuất là sự kết hợp sức, đối tượng và tư liệu lao động theo chuỗi công việc để tạo sản phẩm.
Chi phí sản xuất gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Giá thành là toàn bộ chi phí sản xuất.
Excel Sản Xuất cần quy trình, tập hợp đủ chi phí, theo dõi định mức và quản lý sản phẩm tạo ra.

Phần mềm excel quản lý ngành xây dựng

Ở xây dựng, mỗi công trình, hạng mục đều có một dự toán biệt lập. Giá ở mỗi nơi khác nhau.
Một dự án thường kéo dài nhiều kỳ kế toán. Xuất vật tư phải phù hợp với định mức dự toán.
Với đặc thù trên, Excel Xây Dựng cũng phải chia tách, liên kết và kiểm soát chi phí cụ thể nhất.

Phần mềm excel quản lý ngành thương mại mua bán

Thương mại thường là phân phối độc quyền, hoặc là đại lý. Bán hàng theo nhóm khách hàng.
Mua hàng nhiều đợt, từ nhiều nhà cung cấp có giá và chiết khấu khác nhau. Nhiều kênh bán.
Excel Thương Mại cần chi tiết, quản lý dữ liệu khách hàng, cài đặt đầy đủ chiết khấu và giá.

Phần mềm excel quản lý cho ngành tài chính tiêu dùng

Tài Chính thường là các công ty tài chính tiêu dùng hoặc quản lý quỹ. Quản lý danh mục đầu tư.
Cơ cấu tính lãi, doanh thu, chi phí riêng biệt và chi tiết. Kiểm soát chặt về thời gian và định mức.
Excel Tài Chính cần sâu sát, kiểm soát hợp đồng, dự toán ngân sách, chi phí đúng bộ phận.

Phần mềm excel quản lý ngành dịch vụ

Kết quả hoạt động dịch vụ thường không có hình thái hiện vật cụ thể, đa dạng về phương thức.
Tổ chức theo quy trình dịch vụ hoặc từng đơn hàng. Sản xuất và tiêu thụ thực hiện đồng thời.
Vì vậy, Excel Dịch Vụ cần chính xác, quản lý đầy đủ thông tin, tiền bạc và dữ liệu khách hàng.

Phần mềm excel mẫu thông dụng nhất

Không cần phải tốn nhiều thời gian để tự thiết kế các file excel theo yêu cầu công việc.
Cung cấp các file excel được thiết kế sẵn, đẹp, đơn giản, thông dụng và thực tế nhất.
Download file và sử dụng chúng, dành thời gian cho việc kiểm soát tốt công việc.

Phần mềm excel quản lý ngành thương mại mua bán

Thương mại thường là phân phối độc quyền, hoặc là đại lý. Bán hàng theo nhóm khách hàng.
Mua hàng nhiều đợt, từ nhiều nhà cung cấp có giá và chiết khấu khác nhau. Nhiều kênh bán.
Excel Thương Mại cần chi tiết, quản lý dữ liệu khách hàng, cài đặt đầy đủ chiết khấu và giá.

Tin Tức các vấn đề về hỏi đáp liên quan excel và Vba

Excel luôn là một công cụ hữu hiệu và linh hoạt để tạo ra các phần mềm quản lý nhanh chóng.
Excel đem lại sự tiện dụng, giá cả phải chăng và tính kết hợp, truy xuất rất cao trong quản lý.
Tin Tức Excel sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn các kỹ năng làm việc và tạo ra các công cụ hiệu quả.

Video các vấn đề về hướng dẫn sử dụng và kỹ năng excel

Quá trình thao tác và tạo phần mềm Excel cần chi tiết và hiểu rõ quy trình làm việc mỗi ngành.
Xác định được các đặc thù về thực tế làm việc ở mỗi vị trí và phần hành trong chuỗi công việc.
Video Excel sẽ cung cấp cho bạn các Clip trực quan hơn về hướng dẫn và cách làm khoa học.

Showing posts with label Excel-Video. Show all posts
Showing posts with label Excel-Video. Show all posts

Tuesday, September 18, 2018

Hàm Thông Dụng Nhất Trong Excel - Bài 2

Dân văn phòng làm việc với các hàm cơ bản trong Excel là việc rất thường xuyên. Chúng giúp thực hiện tính toán dữ liệu trên bảng tính một cách nhanh và tiện lợi hơn. Các hàm Excel là những công thức có sẵn trong Excel, bạn chỉ việc lấy ra sử dụng mà thôi. Mình xin được giới thiệu tiếp bài thứ 2 về các hàm thông dụng trong excel.

+ Mời các bạn tham khảo nhé.

1. HÀM LÀM VIỆC VỚI CHUỖI VĂN BẢN
+ Hàm LEFT
+ Hàm RIGHT
+ Hàm MID
+ Hàm LEN
+ Hàm FIND
+ Hàm SUBSTITUTE
+ Hàm TRIM
+ Hàm LOWER, UPPER, PROPER để chuyển đổi chữ hoa, chữ thường
+ Hàm EXACT để so sánh hai cột
+ Hàm CONCATENATE kết hợp nội dung
2. HÀM TRA CỨU VÀ THAM CHIẾU
+ Hàm VLOOKUP
+ Hàm MATCH
+ Hàm INDEX
+ Hàm CHOOSE

1. HÀM LÀM VIỆC VỚI CHUỖI VĂN BẢN

Để nối chuỗi văn bản bạn sử dụng ký tự &, muốn chèn thêm dấu cách thì sử dụng " " (mở ngoặc kép, cách, đóng ngoặc kép).

=> Hàm LEFT

Để lấy những ký tự bên trái của một chuỗi sử dụng hàm LEFT. Công thức =LEFT(ô chứa chuỗi cần lấy, số ký tự muốn lấy).

=> Hàm RIGHT

Dùng hàm RIGHT khi cần lấy những ký tự từ phía bên phải của chuỗi. Công thức =RIGHT(ô chứa chuỗi cần lấy, số ký tự muốn lấy).

=> Hàm MID

Dùng để lấy các ký tự bắt đầu từ đâu (tính từ trái sang). Công thức =MID(ô chứ chuỗi cần lấy, vị trí lấy, số ký tự cần lấy). Trong ví dụ này ta lấy 3 ký tự, bắt đầu từ ký tự thứ 5.

=> Hàm LEN

Nếu bạn muốn đếm tổng số ký tự hay còn gọi là chiều dài chuỗi ký tự trong một ô bao gồm cả chữ cái, chữ số và khoảng trắng, hãy nghĩ đến hàm =LEN. Công thức =LEN(ô chứa chuỗi cần đếm).

Ví dụ, để biết được có bao nhiêu ký tự trong ô B4, chỉ cần di chuyển đến một ô khác bất kỳ và gõ vào cú pháp =LEN(B4). Ngay lập tức, Excel sẽ trả về một con số giá trị tổng các ký tự trong ô B4.

=> Hàm FIND

Dùng để tìm vị trí của một chuỗi con trong chuỗi. Công thức =FIND("chuỗi con", ô chứa chuỗi). Trong ví dụ này ta tìm vị trí của chuỗi con "am" trong chuỗi "example text", và nó ở vị trí thứ 3.

=> Hàm SUBSTITUTE thay thế văn bản

Để thay thế văn bản trong chuỗi bằng một văn bản khác bạn sẽ sử dụng hàm SUBSTITUTE, với công thức =SUBSTITUTE(ô chứa chuỗi ban đầu,"văn bản ban đầu","văn bản thay thế").

=> Hàm cắt các khoảng trống TRIM

Nếu phải nhập hay dán văn bản vào Excel từ một cơ sở dữ liệu, trang web, phần mềm xử lý văn bản..., bạn sẽ nhận thấy văn bản được nhập có nhiều khoảng trắng nằm rải rác trong danh sách.

TRIM là một công thức khắc phục hiện tượng này bằng cách nhanh chóng loại bỏ các khoảng trống. Hàm =TRIM chỉ có thể xử lý văn bản trong một ô duy nhất. Ví dụ, để thực hiện cắt các khoảng trắng trong cột E8, bạn chỉ cần gõ hàm =TRIM(E8) một lần vào ô F8 bên cạnh, rồi sau đó chép lại công thức này xuống cho đến cuối danh sách.

=> Hàm LOWER, UPPER, PROPER để chuyển đổi chữ hoa, chữ thường

Bạn sử dụng hàm LOWER để chuyển đổi tất cả các chữ in hoa trong chuỗi thành chữ thường, công thức =LOWER(ô chứa chữ cần chuyển đổi).
Ngược lại, để chuyển tất cả các chữ thường trong chuỗi ký tự thành chữ in hoa, bạn sử dụng hàm UPPER. Công thức: =UPPER(ô chứa chuỗi cần chuyển đổi).

Nếu muốn viết hoa các chữ đầu từ bạn sử dụng hàm PROPER. Công thức =PROPER(ô chứa chuỗi cần viết hoa chữ cái đầu từ).

=> Hàm EXACT để so sánh hai cột

Khi cần so sánh các cột xem giá trị của chúng có trùng nhau không bạn sử dụng EXACT. Công thức =EXACT(ô cần so sánh).

=> Hàm CONCATENATE kết hợp nội dung.

Hàm này sẽ kết hợp nội dung của hai hay nhiều ô vào trong một ô duy nhất. Chẳng hạn, khi bạn muốn nhập chung Ngày, tháng, năm, bài, ngôi sao vào cùng 1 ô thì hãy gõ.
=CONCATENATE(A1,B1,C1,D1) như bên dưới.
2. HÀM TRA CỨU VÀ THAM CHIẾU

=> Hàm VLOOKUP

Hàm VLOOKUP tìm kiếm các giá trị trong mảng từ ô tham chiếu và trả về giá trị trong cùng một hàng từ cột mà bạn chỉ định. Cú pháp =VLOOKUP(ô chứa giá trị tìm kiếm, vùng bảng chứa giá trị tìm kiếm, cột chứa giá trị trả về, giá trị tham chiếu), có thể thêm đối số thứ 4 như ví dụ dưới.

Hàm VLOOKUP tìm ID (104) trong dải $E$4:$G$7 và trả về giá trị trong cùng một hàng từ cột thứ 3 (đối số thứ 3 được chỉ định là 3). Đối số thứ 4 đặt là FALSE để trả lại kết quả chính xác hoặc lỗi #N/A nếu không tìm thấy.
Bạn chỉ cần thực hiện trên 1 ô, sau đó kéo hàm VLOOKUP xuống dưới để áp dụng cho các hàng bên dưới. Vì vùng tham chiếu giữ nguyên nên phải dùng $ trước các ký hiệu để tạo tham chiếu tuyệt đối.

=> Hàm MATCH

Hàm MATCH trả về vị trí của giá trị trong một dải nhất định.

Yellow được tìm thấy ở vị trí thứ 3 trong dải E4:E7. Đối số thứ 3 là tùy chọn, bạn có thể đặt đối số này là 0 để trả về vị trí của giá trị trong ô hoặc trả về #N/A nếu không tìm thấy.

=> Hàm INDEX

Hàm INDEX dưới đây trả về một giá trị cụ thể trong một phạm vi hai chiều. 92 được tìm thấy tại giao điểm của hàng 3 và cột 2 trong dải E4:F7.

=> Hàm INDEX dưới đây trả về giá trị đặc biệt trong phạm vi một chiều.
Giá trị 97 được tìm thấy ở vị trí thứ 3 của dải E4:E7.

=> Hàm CHOOSE

Hàm CHOOSE trả về giá trị từ danh sách bạn chỉ định, dựa trên vị trí được yêu cầu.

Monday, September 3, 2018

Hàm Thông Dụng Nhất Trong Excel - Bài 1

Dân văn phòng làm việc với các hàm cơ bản trong Excel là việc rất thường xuyên. Chúng giúp thực hiện tính toán dữ liệu trên bảng tính một cách nhanh và tiện lợi hơn. Các hàm Excel là những công thức có sẵn trong Excel, bạn chỉ việc lấy ra sử dụng mà thôi.
Mời các bạn tham khảo nhé.
+ Các Hàm Excel Cơ Bản Nhất
1. Hàm Đếm Và Tính Tổng.
- Hàm đếm COUNT.
Hàm đếm COUNTIF với điều kiện.
- Hàm hàm đếm COUNTIFS với nhiều điều kiện.
- Hàm tính tổng SUM.
- Hàm tính tổng SUMIF có điều kiện.
- Hàm tính tổng SUMIFS với nhiều điều kiện.
- Hàm tính giá trị trung bình AVERAGE.
- Hàm đếm ô trống COUNTBLANK.
- Hàm đếm ô không trống COUNTA.
- Hàm tính tổng giá tiền sản phẩm SUMPRODUCT.
- Hàm MIN, MAX.
2. Hàm Logic.
- Hàm IF.
- Hàm AND.
- Hàm OR.
- Hàm IF lồng nhau.
3. Hàm Ngày, Tháng, Năm.
- Hàm YEAR, MONTH, DAY.
- Hàm DATE .
- Hàm NOW hiển thị thời gian hệ thống.
- Hàm HOUR, MINUTE, SECOND.
- Hàm TIME.
- Hàm DATEIF.
- Hàm WEEKDAY.
- Hàm TEXT.
- Hàm NETWORKDAYS tính số ngày làm việc.
- Hàm EOMONTH.
=> Dưới đây là mình sẽ diễn giải thêm về cách dùng của các hàm.

1. Các Hàm Đếm Và Tính Tổng.
- Hàm đếm COUNT.
Bạn có một bảng tính với dữ liệu lớn và cần biết có bao nhiêu ô trong một vùng hay trong toàn bộ. Thay vì ngồi đếm thủ công thì bạn có thể sử dụng hàm COUNT.Ví dụ, bạn cần đếm từ ô B1 đến B10, hãy gõ =COUNT(B10:B10).
- Hàm đếm COUNTIF với điều kiện cụ thể.
Để đếm các ô dựa trên điều kiện (ví dụ, lớn hơn 9), hãy sử dụng hàm COUNTIF sau đây.
- Hàm hàm đếm COUNTIFS với nhiều điều kiện.
Để đếm các ô dựa trên nhiều điều kiện (ví dụ, green và lớn hơn 9), hãy sử dụng hàm COUNTIFS sau.
- Hàm tính tổng SUM.
Bạn muốn cộng các số trong ô A2 và B2 với nhau, sau đó hiển thị kết quả trong ô B3.Bạn di chuyển đến ô B3 và gõ cụm từ "=SUM" vào chọn hàm =SUM xuất hiện trong danh sách.
- Hàm tính tổng SUMIF có điều kiện.
Để tính tổng các ô trên một điều kiện (ví dụ, lớn hơn 9), sử dụng hàm SUMIF sau (hai đối số).
Để tính tổng các ô trên một tiêu chí (ví dụ, green), sử dụng hàm SUMIF với 3 đối số.

- Hàm tính tổng SUMIFS với nhiều điều kiện.
Để tính tổng các ô dựa trên nhiều điều kiện (ví dụ, blue và green), hãy sử dụng hàm SUMIFS sau (đối số đầu tiên là phạm vi bảng tính cần tính tổng).
- Hàm tính giá trị trung bình AVERAGE.
Ví dụ bạn muốn tính giá trị trung bình từ ô A10 đến ô J10, chỉ cần gõ =AVERAGE(A10:J10) rồi Enter.
Tương tự như SUMIF, COUNTIF bạn có thể sử dụng AVERAGEIF và AVERAGEIFS để tính giá trị trung bình của các ô dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí.
- Hàm đếm ô trống COUNTBLANK.
Bạn dùng hàm này khi đếm các ô trống. Cú pháp =COUNTBLANK (phạm vi bảng tính cần đếm).
- Hàm đếm ô không trống COUNTA.
Hàm COUNTA dùng để đếm các ô không trống. Cú pháp =COUNTA(phạm vi bảng tính cần đếm).
- Hàm tính tổng giá tiền sản phẩm SUMPRODUCT.
Để tính tổng sản phẩm của các số tương ứng (kiểu tính tổng tiền của sản phẩm dựa trên số lượng và giá tương ứng từng sản phẩm) trong một hoặc nhiều dãy, bạn hãy sử dụng hàm SUMPRODUCT.
Ví dụ dưới đây dùng hàm SUMPRODUCT để tính tổng số tiền đã tiêu.
Cụ thể, hàm SUMPRODUCT thực hiện: (2 * 1000) + (4 * 250) + (4 * 100) + (2 * 50) = 3500.
Phạm vi tính tổng phải có cùng kích thước, nếu không Excel sẽ hiển thị lỗi #VALUE!Nếu giá trị trong ô không phải dạng số thì SUMPRODUCT sẽ mặc định giá trị của chúng là 0.


- Hàm MIN, MAX.
Nếu bạn muốn tìm một con số có giá trị nhỏ nhất trong một vùng dữ liệu, hàm =MIN.
Chỉ cần gõ vào cụm từ =MIN(D3:J13), Excel sẽ trả về cho bạn số nhỏ nhất nằm trong phạm vi đó.
Ngược với hàm =MIN, hàm =MAX sẽ trả về con số có giá trị lớn nhất trong phạm vi cần tìm.
Cú pháp của hàm này tương tự như hàm =MIN, gồm địa chỉ ô đầu tiên cho đến ô cuối cùng.
2. Các Hàm Logic.
- Hàm IF.
Hàm IF giúp bạn kiểm tra xem điều kiện có được đáp ứng không, nếu đúng nó sẽ trả về giá trị đúng, nếu sai sẽ trả về giá trị sai. Công thức =IF(điều kiện,"giá trị đúng","giá trị sai").
Trong ví dụ đây, chúng ta kiểm tra xem ô A có thỏa mãn điều kiện lớn hơn 10 không, nếu thảo mãn thì trả về giá trị Correct trong ô C1, nếu không thỏa mãn sẽ trả về giá trị Incorrect.Tại ô C1, bạn nhập vào hàm =IF(A1>10,"Correct","Incorrect").Hàm IF trả về Correct vì giá trị trong ô A1 lớn hơn 10.
- Hàm AND.
Hàm AND sẽ trả về giá trị đúng nếu tất cả các điều kiện được thỏa mãn và trả về giá trị sai nếu có bất kỳ điều kiện nào sai. Công thức =IF(AND(điều kiện),"giá trị đúng","giá trị sai).
Vẫn ví dụ trên, giờ ta kết hợp kiểm tra 2 điều kiện là A1 lớn hơn 10 và B1 lớn hơn 5, nếu cả 2 thỏa mãn sẽ trả về Correct, ngược lại trả về Incorrect.
Tại ô D1 bạn nhập =IF(AND(A1>10,B1>5),"Correct","Incorrect")Hàm AND trả về giá trị sai vì ô B1 nhỏ hơn 5, do đó hàm IF trả về giá trị sai ở đây là Incorrect.
- Hàm OR.
Ngược lại với AND, OR trả về giá trị đúng nếu có bất kỳ điều kiện nào được thỏa mãn và trả về giá trị sai nếu tất cả các điều kiện đều không được đáp ứng.
Thử lại điều kiện trên với hàm OR. Tại ô E1 bạn nhập =IF(OR(A1>10,B1>5),"Correct","Incorrect")
Hàm OR trả về giá trị đúng vì ô A1 lớn hơn 10, vì thế kết quả là hàm IF trả về giá trị Correct.
Ghi chú chung: Hàm AND và OR có thể kiểm tra đến 255 điều kiện.
- Hàm IF lồng nhau.
Như đã nói bên trên, khi bạn có nhiều hơn một điều kiện cần kiểm tra thì đó là lúc dùng đến hàm IF lồng nhau. Giá trị sai sẽ được thay thế bằng một hàm IF khác để thực hiện thêm một lần kiểm tra. (Nếu dùng Excel 2016, bạn chỉ cần sử dụng IFS là được).
Hãy xem các ví dụ dưới đây:
Bạn nhập vào công thức =IF(A1=1,"Bad",IF(A1=2,"Good",IF(A1=3,"Excellent","No Valid Score"))) để kiểm tra giá trị của ô A1, nếu bằng 1 trả về Bad, nếu bằng 2 trả về Good, nếu bằng 3 trả về Excellent, nếu là một giá trị khác sẽ trả về No Valid Score.
Bạn nhập vào công thức =IF(A1<=10,350,IF(A1<=20,700,IF(A1<=30,1400,2000))) để kiểm tra giá trị ô A1, nếu nhỏ hơn hoặc bằng 10 thì trả về giá trị 350, 10 < A1 <= 20 thì trả về 700, 20 < A1 <= 30 thì trả về 1400, nếu lớn hơn 30 thì trả về 2000.



3. Các Hàm Về Ngày Tháng, Năm.
- Hàm YEAR, MONTH, DAY.
Để điền ngày vào Excel, bạn sử dụng "/" hoặc "-". Để điền thời gian, sử dụng ":" (dấu hai chấm). Bạn cũng có thể điền ngày và thời gian trong cùng một cột.
Để lấy năm trong ngày tháng năm bạn sử dụng hàm YEAR. Tương tự để lấy tháng dùng hàm MONTH và lấy ngày dùng hàm DATE. Công thức =YEAR(cột chứa năm cần lấy).
- Hàm DATE .
Để thêm số ngày vào ngày tháng chỉ cần sử dụng công thức đơn giản là lấy ô chứa ngày tháng + với số ngày bạn muốn thêm, như ví dụ dưới đây:
Để thêm số năm, tháng và ngày vào ngày tháng nào đó, bạn sẽ phải sử dụng đến hàm DATE. Công thức =DATE(YEAR(ô chứa ngày tháng gốc)+số năm cần thêm,MONTH(ô chứa ngày tháng gốc)+số tháng cần thêm,DAY(ô chứa ngày tháng gốc)+số ngày cần thêm).
Chú ý: Hàm DATE chỉ có 3 đối số là năm, tháng và ngày. Excel biết rằng 6+2=8= Tháng 8, tháng 8 chỉ có 31 ngày, nên nó sẽ tự động tính sang tháng tiếp theo (23 tháng 8 + 9 ngày thành 1 tháng 9).
- Hàm NOW hiển thị thời gian hệ thống.
Nếu muốn điền thời gian hiện tại vào một ô nào đó trong bảng tính Excel, hãy sử dụng hàm =NOW.
Trước hết, hãy di chuyển con trỏ chuột đến một ô bất kỳ rồi chỉ cần gõ cú pháp =NOW(). Điểm tiện lợi của hàm này là không yêu cầu bất kỳ tham số nào bên trong dấu ngoặc. Kết quả trả về chính là thời gian hiện tại trên hệ thống máy tính.
- Hàm HOUR, MINUTE, SECOND.
Để trả về giờ, phút, giây trong thời gian, bạn sẽ sử dụng HOUR, MINUTE, SECOND tương ứng. Công thức =HOUR(ô chứa số giờ cần lấy).
- Hàm TIME.
Hàm TIME được sử dụng để thêm số giờ, phút, giây vào thời gian ban đầu, giống hàm DATE bên trên vậy. Công thức =TIME(HOUR(ô thời gian ban đầu)+số giờ cần thêm.
MINUTE(ô thời gian ban đầu)+số phút cần thêm,SECOND(ô thời gian ban đầu)+số giây cần thêm).
- Hàm tính số ngày giữa 2 mốc thời gian DAYS.Đây là một công thức hữu ích để tính số ngày giữa hai mốc thời gian nên bạn không cần phải để ý là có bao nhiêu ngày trong mỗi tháng của dải ô cần tính. Ví dụ, ô E4 chứa dữ liệu ngày bắt đầu là 30/04/2015 và ô F4 chứa ngày kết thúc là 02/09/2015. Bạn hãy nhập là =DAYS(F4,E4).
- Hàm DATEIF.
Để lấy số ngày, tháng, năm của 2 mốc thời gian trong Exel bạn sẽ sử dụng hàm DATEIF.
Công thức =DATEIF(mốc thời gian thứ nhất,mốc thời gian thứ hai,"d"). Đối số thứ 3 là cái bạn muốn lấy, "d" là số ngày, muốn lấy số năm bạn thay bằng "y", lấy số tháng thay bằng "m".Thay đối số thứ 3 bằng "yd" để bỏ qua năm, chỉ tính số ngày giữa các tháng của khoảng thời gian đó, "md" sẽ bỏ qua tháng, chỉ tính số ngày, "ym" sẽ bỏ qua năm, chỉ đếm số tháng chênh lệch.





Lưu ý quan trọng: Hàm này có thể trả về kết quả sai nếu ngày/tháng của ngày tháng thứ 2 (nằm ở đối số 2) thấp hơn ngày/tháng ở ngày tháng thứ nhất (đối số 1). Xem ví dụ dưới đây:
Khi đó bạn nên dùng công thức như trong hình để trả về kết quả đúng:
- Hàm WEEKDAY.
Hàm WEEKDAY trả về giá trị từ 1 (Chủ nhật) đến 7 (thứ 7), đại diện cho ngày trong tuần của ngày tháng năm. Ví dụ, 12/18/2017 rơi vào thứ Hai. Công thức =WEEKDAY(ô chứ ngày tháng năm).
- Hàm TEXT.
Sử dụng hàm TEXT để hiển thị ngày trong tuần dưới dạng chữ. Công thức =TEXT(ô chứa ngày tháng,"dddd").
- Hàm NETWORKDAYS tính số ngày làm việc.
Hàm =NETWORKDAYS() dùng để tính số ngày làm việc (nghĩa là một tuần làm việc gồm 5 ngày) trong một khung thời gian cụ thể.
Tương tự hàm =DAYS(), Hãy Sử dụng công thức: =NETWORKDAYS(E3,F3).

Nếu bạn cung cấp danh sách ngày nghỉ lễ (như trong vùng E1:E2 của ví dụ dưới) NETWORKDAYS sẽ trả về số ngày làm việc (đã trừ đi ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ lễ).
Xem lịch dưới đây để hiểu rõ hơn nhé, màu đỏ là nghỉ lễ, màu xanh là ngày làm việc:
- Hàm EOMONTH.
Để lấy ngày cuối cùng của ngày tháng hiện tại bạn sẽ sử dụng hàm EOMONTH.
Công thức =EOMONTH(ô chứa ngày tháng hiện tại,0). Sử dụng một số khác thay cho không để lấy ngày cuối cùng của các tháng sau đó, ví dụ thay bằng 2 thì sẽ lấy ngày cuối cùng của 2 tháng sau đó, thay bằng -8 là lấy ngày cuối cùng của 8 tháng trước đó.



=> Gửi kèm các bạn một video cơ bản sơ để xem và tham khảo.